Lợi ích của công nghệ sơn tĩnh điện

Sơn tĩnh điện còn được gọi là sơn khô vì tính chất phủ ở dạng bột và khi sử dụng nó sẽ được tích một điện tích (+) khi đi qua một thiết bị được gọi là súng sơn tĩnh điện, đồng thời vật sơn cũng sẽ được tích một điện tích (-) để tạo ra hiệu ứng giữa bột sơn và vật sơn.

Sơn tĩnh điện là gì?

Công nghệ sơn tĩnh điện trong ngôn ngữ tiếng anh còn được gọi là: Electro Static Power Coating Technology) được phát minh bởi TS. Erwin Gemmer vào đầu thập niên 1950, qua nhiều cả tiến cho đến ngày nay công nghệ phun sơn tĩnh điện ngày càng được hoàn chỉnh về chất lượng và mẫu mã.

Sơn tĩnh điện là việc phủ một lớp chất dẻo lên bề mặt các chi tiết cần che phủ. Có 2 loại chất dẻo phổ biến:

  • Nhựa nhiệt dẻo: là các chất hình thành một lớp phủ mà không cần phải trải qua quá trình biến đổi cấu trúc phân tử (như polyetylen, polypropylene, nylon, polyvinyclorua và nhựa nhiệt dẻo polyyeste).
  • Nhựa nhiệt rắn: xếp chéo qua nhau tạo ra một lớp màng vĩnh cửu chịu nhiệt và sẽ không bị tan chảy lại (epoxy, hybrit, uretan polyester, acrylic, polyester triglycidyl isoxyanuric (TGIC).

Sơn tĩnh điện còn được gọi là sơn khô vì tính chất phủ ở dạng bột và khi sử dụng nó sẽ được tích một điện tích (+) khi đi qua một thiết bị được gọi là súng sơn tĩnh điện, đồng thời vật sơn cũng sẽ được tích một điện tích (-) để tạo ra hiệu ứng giữa bột sơn và vật sơn.

Ưu điểm của công nghệ sơn tĩnh điện

Hiện nay sơn tĩnh điện được ứng dụng rất nhiều các lĩnh vực sản xuất, đặc biệt là lĩnh vực nội thất. Cụ thể:

  • Sơn tĩnh điện chân/ khung ghế hội trường
  • Sơn tĩnh điện chân bàn hội trường
  • Sơn tĩnh điện chân/ khung bàn làm việc chân sắt, cụm bàn (module)
  • Sơn tĩnh điện yếm bàn, vách ngăn bàn, cụm bàn làm việc
  • Sơn tĩnh điện chân ghế xoay, ghế chân quỳ
  • Sơn tĩnh điện tủ tài liệu đứng, hộc tủ, tay cầm hộc tủ…
  • Sơn tĩnh điện tủ quần áo…

Hầu hết các chất liệu các nội thất trên đều được làm từ chất liệu sắt. Như chúng ta đã biết đặc tính của sắt là dễ bị han rỉ theo thời gian, khiến tuổi thọ sản phẩm kém, thường xuyên phải thay mới nội thất. Tuy nhiên nếu được phủ lớp sơn tĩnh điện bên ngoài thì mang một số ưu điểm vượt trội sau:

  • Màu sắc đa dạng: Khách hàng có thể lựa chọn màu sơn mong muốn
  • Bề mặt phủ có độ bóng cao, dễ vệ sinh
  • Chống lại sự ăn mòn của hóa chất, hạn chế tối đa tình trạng bong tróc sơn hay han rỉ theo thời gian.
  • Tuổi thọ sử dụng sản phẩm lâu bền
  • Đảm bảo tính thẩm mỹ
  • Tiết kiệm chi phí (không phải thường xuyên thay đổi nội thất mới)

Bên cạnh đem lại lợi ích đối với người tiêu dùng thì công nghệ sơn tĩnh điện cũng mang đến cho nhà sản xuất một số lợi ích như:

  • Không cần phải sử dụng đến sơn lót khi phun sơn bằng công nghệ sơn tĩnh điện
  • 99% sơn được sử dụng triệt để, trong quá trình phun sơn nếu sơn không bám vào sản phẩm có thể dễ dàng thu hồi và tái sử dụng cho các lần sau.
  • Tiết kiệm thời gian hoàn thiện sản phẩm
  • Nếu phun sơn không đạt yêu cầu hoặc những khu vực khác bị ảnh hưởng có thể lau chùi dễ dàng.
  • Do dung hệ thống phun sơn bằng súng tự động nên quy trình sơn có thể được thực hiện tự động hóa dễ dàng
  • Khi bột sơn bám lên người có thể dễ dàng lau chùi, không cần dùng dung môi hay chất tẩy rửa để làm sạch.

Tìm hiểu về quy trình sơn tĩnh điện

Để sơn tĩnh điện cho bất cứ đồ vật, thiết bị… nào cũng đều cần phải trải qua các bước nghiêm ngặt như sau:

Bước 1: Xử lý bề mặt trước khi tiến hành sơn tĩnh điện

Xử lý bề mặt thực hiện với mục đích: làm sạch dầu mỡ (dầu mỡ công nghiệp phát sinh trong quá trình chế tạo phôi và gia công cơ khí), sạch rỉ sét; chống rỉ sét trở lại trong khi chờ sơn; tạo lớp bám dính tốt cho màng sơn, tăng hiệu quả bền uốn, va đập.

Bước 2: Làm khô và kiểm tra bề mặt

Sản phẩm sau khi xử lý bước 1 còn ướt, do đó cần làm khô và sạch bụi đồng thời kiểm tra lại các lỗi xử lý còn tồn tại để tiến hành sơn. Có thể để cho vật sơn tự khô (phơi nắng), dùng gió (quạt), nhiệt (Lò để sấy khô thủ công hay Lò sấy khô tự động).

Bước 3: Tiến hành phun sơn tĩnh điện

Sử dụng súng phun sơn phủ một lớp sơn bột tĩnh điện lên bề mặt vật liệu. Lớp phủ này được tạo ra bằng cách phun bột được tích điện nhờ phương pháp tĩnh điện lên bề mặt của vật liệu và đem nung nóng, khi đó bột phủ sẽ chảy và tạo thành lớp bề mặt có liên kết tốt.

Thiết bị chính được sử dụng trong công nghệ sơn tĩnh điện là súng phun và bộ điều khiển tự động, ngoài ra còn có các thiết bị khác như buồng phun sơn và thu hồi bột sơn; buồng hấp bằng tia hồng ngoại tuyến (chế độ hấp điều chỉnh nhiệt độ và định giờ tự động tắt mở). Máy nén khí, máy tách ẩm khí nén… Các bồn chứa hóa chất để xử lý bề mặt trước khi sơn được chế tạo bằng vật liệu composite.

Khi sơn cần đảm bảo các tiêu chí:

  • Súng phun sơn an toàn, ổn định, độ bền cao.
  • Màng sơn phun vào hết những góc nhỏ hẹp, độ bám dính sơn tốt đồng đều.
  • Buồng phun và thu phải hồi đạt hiệu suất thu hồi bột cao.
  • Các thiết bị phù hợp công suất và nhu cầu thực tế.
  • Đơn giản, dễ sử dụng, dễ thay thế, dịch vụ bảo hành bảo trì uy tín.

Bước 4: Sấy sơn

Sản phẩm sau khi sơn phủ bề mặt bằng sơn bột tĩnh điện(Powder Coatings) phải được sấy ở khoảng nhiệt độ 180 – 200 độ C trong thời gian 10 phút. Các tiêu chí đánh giá việc sấy sơn này đảm bảo tiêu chuẩn:

  • Lò sấy an toàn, ổn định, độ bền cao.
  • Vật sơn bảo đảm sấy đủ nhiệt theo yêu cầu của từng loại sơn.
  • Hệ số cách nhiệt cao, hiệu suất sử dụng nhiệt tối ưu.
  • Lò sấy phù hợp công suất và nhu cầu thực tế.
  • Đơn giản trong vận hành, dễ thay thế, dịch vụ bảo hành bảo trì uy tín.
  • Bảo đảm các tính năng kiểm soát nhiệt, và an toàn cao.
Bài viết liên quan
0904318839